Cholesterol là gì? Biện pháp kiểm soát cholesterol trong máu

13/03/2024
Cholesterol đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người, thường có mặt tại hầu hết các bộ phận của cơ thể con người. Cholesterol giúp cơ thể phát triển và hoạt động bình thường. Vậy cholesterol là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.

Cholesterol là gì?

Cholesterol cùng với triglycerid và phospholipid là 3 loại lipid được lưu hành trong máu. Cholesterol là một chất béo, không tan trong nước, được lipoprotein (sản xuất ở gan) vận chuyển trong máu. Trong cơ thể, cholesterol tham gia hỗ trợ quá trình sản xuất các hormone, quá trình bài tiết mật trong gan, tổng hợp vitamin D hay tham gia vào quá trình tổng hợp nên màng tế bào.

Có hai nguồn hình thành cholesterol là từ cơ thể và từ nguồn thức ăn ở bên ngoài. Tuy nhiên, chỉ khoảng 75% cholesterol được cơ thể tự tổng hợp ở gan và các cơ quan khác, còn lại là từ các thực phẩm có nguồn gốc động vật như trứng, sữa, tạng động vật, thịt,...

Cholesterol là gì? Cholesterol là một chất béo có vai trò quan trọng trong cơ thể

Phân loại cholesterol

Vì cholesterol là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm nên nhiều người lầm tưởng cholesterol là xấu. Tuy nhiên, trong cơ thể có hai loại cholesterol chính là: LDL – cholesterol (LDL – C), HDL – cholesterol (HDL – C) và một số biến thể khác gồm Lp(a) cholesterol, một biến thể của LDL – cholesterol (VLDL). Có sự phân loại các cholesterol chính là do loại lipoprotein mà cholesterol gắn vào để di chuyển trong máu.

LDL – cholesterol xấu
LDL – cholesterol thường được gọi là cholesterol xấu, chiếm khoảng 60 – 70% cholesterol toàn phần trong máu, gắn với lipoprotein tỉ trọng thấp, vận chuyển các cholesterol đến các mạch máu.

Khi nồng độ LDL – cholesterol quá cao, kéo dài lâu ngày sẽ lắng đọng trong thành mạch, dần dần hình thành các mảng xơ vữa mạch máu. Nếu không can thiệp, làm giảm nồng độ LDL – cholesterol, các mảng xơ vữa sẽ dần lớn hơn, hẹp lòng mạch máu, cản trở dòng chảy của máu, máu không lưu thông sẽ tăng nguy cơ tạo thành các cục máu đông gây ra các biến chứng nặng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay tai biến mạch máu não.

Các mảng xơ vữa này dần dần có thể gây hẹp hay tắc mạch máu

HDL – cholesterol tốt
Là cholesterol tốt trong cơ thể, chiếm khoảng 25 – 30% cholesterol, gắn với lipoprotein tỉ trọng cao, vận chuyển cholesterol từ máu về gan để phân giải và đào thải ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó HDL – C còn hỗ trợ đưa các LDL – C ra khỏi các mảng xơ vữa ở mạch máu về gan để chuyển hoá. Nhờ vai trò này mà HDL – C được biết đến là cholesterol tốt.

Lp(a) Cholesterol
Lp(a) cholesterol là một biến thể của LDL – Cholesterol. Hàm lượng Lp(a) cholesterol trong máu tăng có thể dẫn đến các nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch.

Nguyên nhân dẫn đến chỉ số cholesterol tăng cao?

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ tác động dẫn đến việc làm tăng LDL – cholesterol trong máu như sau:

  • Tuổi tác và giới tính: Tuổi càng cao hay phụ nữ sau mãn kinh thì mức LDL – C có xu hướng tăng (nữ trên 50 tuổi và nam trên 40 tuổi).
  • Di truyền: Cách cơ thể chuyển hoá chất béo cũng chịu một phần tác động do gen di truyền. Nếu người thân trong gia đình có mắc các bệnh như rối loạn chuyển hóa lipid máu, các bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Thói quen ăn uống: Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hoà như thịt mỡ, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, nội tạng của động vật, thịt chế biến sẵn như thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích,...
  • Lối sống sinh hoạt không lành mạnh, uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, lười vận động, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo.
  • Bệnh lý nền: Mắc các bệnh lý nền về thận, đái tháo đường, tuyến giáp, xơ gan,...
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Sử dụng một số loại thuốc làm tăng cholesterol thứ phát trong thời gian dài như glucocorticoid, thuốc huyết áp tim mạch như thuốc lợi tiểu, chẹn beta,...

 

Bản chất của cholesterol là một thành phần quan trọng của cơ thể, nhưng vì nồng độ LDL – cholesterol tăng cao mới dẫn đến các biến chứng như: Xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ cấp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tổn thương động mạch chi dưới, nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại tử bàn chân do viêm tắc mạch máu, gây thiếu máu xuống hai chi dưới.

Các biện pháp kiểm soát cholesterol trong máu
Để có thể biết khi nào cần làm giảm cholesterol trong máu và kiểm soát được tốt nồng độ cholesterol trong máu thì cần biết mức cholesterol lý tưởng là bao nhiêu. Mức cholesterol lý tưởng trong máu gồm:

  • Cholesterol toàn phần: < 5,2mmol/L;
  • LDL – C: < 3,4 mmol/L;
  • HDL – C: > 0,9 mmol/L.

 

Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh lý nền như đái tháo đường hay tăng huyết áp thì khoảng cholesterol toàn phần an toàn sẽ ở ngưỡng giá trị thấp hơn.

Thêm nhiều rau xanh và trái cây vào khẩu phần ăn hằng ngày giúp cải thiện hàm lượng cholesterol trong máu

Các biện pháp làm giảm và kiểm soát tốt cholesterol trong máu gồm:

  • Khám sức khỏe định kỳ: Việc khám sức khỏe định kỳ, thực hiện các xét nghiệm máu sẽ giúp bạn biết được nồng độ các loại cholesterol trong máu. Từ đó thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ (nếu quá ngưỡng giới hạn).
  • Ăn uống khoa học: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein từ thịt trắng như thịt gà, cá,... Nên ăn các món hấp, luộc,...
  • Hạn chế những thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thịt đỏ, chế phẩm từ thịt như thịt hộp, xúc xích, thịt xông khói, chế phẩm từ sữa, tinh bột trắng như bánh mì, bánh kẹo,...
  • Thay đổi lối sống: Dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, có thể thực hiện những bài tập nhẹ nhàng, hoặc đơn giản là chạy bộ, đi bộ, bơi lội,...
  • Hạn chế tối đa tiêu thụ các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
  • Duy trì cân nặng lý tưởng (BMI) theo chiều cao của cơ thể.

 

Tóm lại, cholesterol là gì? Cholesterol là một thành phần quan trọng trong cơ thể, tham gia vào nhiều quá trình tổng hợp các chất cần thiết trong cơ thể. Tuy nhiên, cần kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu bằng một chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh. Vì nếu nồng độ cholesterol tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Hãy chăm sóc cơ thể, khám sức khỏe định kỳ mỗi 3 - 6 tháng/lần bạn nhé!

Bài viết liên quan

Các cách giúp bạn giảm cholesterol máu

Để cơ thể phát triển bình thường thì cholesterol là một chất không thể thiếu. Cholesterol tốt cho cơ thể, tuy nhiên nếu lượng cholesterol ở mức cao sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Chính vì vậy mà các cách giảm, duy trì lượng cholesterol ở mức độ trung bình, vừa phải luôn được quan tâm hàng đầu.

Các cách giúp bạn giảm cholesterol và phòng ngừa đột quỵ

Cholesterol cao sẽ gây ra vấn đề như khí huyết không thông, hình thành các cục máu đông và từ đó có thể dẫn tới nguy cơ tắc mạch, đột quỵ do huyết khối. Vậy, làm thế nào để kiểm soát tốt lượng cholesterol trong cơ thể? Mời bạn đọc theo dõi bài viết này để biết thêm chi tiết.

Copyright © 2024 CHOLESHERB | All Rights Reserved. Design by Bivaco

0919 599 286
0919 599 286