Các cách giúp bạn giảm cholesterol và phòng ngừa đột quỵ
Lượng cholesterol cao có nguy hiểm không?
Cholesterol đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể, tuy nhiên việc có mức cholesterol máu cao có thể góp phần vào sự hình thành các vấn đề về sức khỏe nội mạc động mạch, dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch.
Xơ vữa động mạch là một tình trạng khi các mảng chất bám tích tụ trong nội mạc động mạch, khiến cho tường động mạch cứng và hẹp lại. Những mảng này có thể là kết hợp của nhiều chất khác nhau, bao gồm cả cholesterol. Mức cholesterol máu cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành những mảng này. Các mảng xơ vữa có thể gây hạn chế lưu lượng máu qua các động mạch và một khi chúng bị vỡ, có thể gây ra tình trạng hình thành cục máu đông nguy hiểm.
Lượng cholesterol cao có thể gây ra xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu
Như đã đề cập phần trên, một số nguyên nhân gây ra xơ vữa động mạch có thể bao gồm tăng mức cholesterol LDL (hoặc còn gọi là "bad" cholesterol), tăng mức cholesterol tổng cộng và triglyceride, đồng thời giảm mức cholesterol HDL (hoặc còn gọi là "good" cholesterol). Điều này tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của mảng xơ vữa.
Dòng máu qua các động mạch bị hạn chế do xơ vữa, gây ra các vấn đề về sức khỏe như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não và tổn thương động mạch. Ngoài ra, tình trạng cholesterol máu cao có thể gây ra các biến chứng khác như cung giác mạc (một vấn đề về thị lực), các ban vàng ở mi mắt, u vàng ở các vùng da như gân khuỷu tay, đầu gối, bàn tay và gót chân, cũng như các vấn đề về gan như nhiễm mỡ gan và viêm tụy cấp.
Tóm lại, cholesterol máu đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể, nhưng mức cholesterol máu cao sẽ gây nguy hiểm, có thể góp phần vào sự hình thành các vấn đề về sức khỏe như xơ vữa động mạch và các biến chứng liên quan đến nó. Việc duy trì mức cholesterol máu trong khoảng phù hợp và thực hiện các biện pháp phòng ngừa có thể giúp hạn chế nguy cơ phát triển các tình trạng sức khỏe nguy hiểm này.
Các cách giúp kiểm soát tốt lượng cholesterol
Chế độ ăn uống cân đối
Một chế độ ăn uống cân đối, tốt cho tim mạch sẽ giúp kiểm soát lượng cholesterol. Bạn cần lưu ý, hạn chế đồ ăn chứa cholesterol cao như thịt đỏ, lòng đỏ trứng và thực phẩm chế biến từ bơ sữa. Cần tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ như lúa mạch, yến mạch, rau xanh, trái cây và các loại hạt. Ưu tiên sử dụng các chất béo không bão hòa, chẳng hạn như dầu oliu, dầu hạt lanh, hạt óc chó và hạt chia.
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục đều đặn để có thể duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Sự thừa cân béo phì có thể tăng mức cholesterol trong máu. Hãy đảm bảo bạn tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần (hoặc theo khuyến nghị của chuyên gia y tế). Tập luyện thể dục là việc quan trọng để có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm cholesterol.
Tránh hút thuốc lá và giảm tiêu thụ đồ có cồn
Để bảo vệ sức khỏe, thuốc lá và cồn là những thứ không nên động tới. Hút thuốc lá và tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn có thể tăng nguy cơ bệnh tim mạch và tăng mức cholesterol. Không chỉ có lượng cholesterol bị ảnh hưởng mà là cả sức khỏe tổng thể.
Thăm khám sức khỏe định kỳ
Thăm khám sức khỏe định kỳ ở đây sẽ bao gồm kiểm tra mức cholesterol định kỳ, kiểm soát đường huyết (nếu bạn đang bị tiểu đường) và sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ (nếu được kê đơn). Thường xuyên thực hiện những hoạt động tầm soát sức khỏe để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể và can thiệp điều trị kịp thời nếu cần thiết. Theo dõi các chỉ số như LDL-C, HDL-C và tổng cholesterol. Nếu bác sĩ kê đơn thuốc để kiểm soát mức cholesterol, hãy uống đúng liều và theo hướng dẫn, tuyệt đối không ngưng sử dụng thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.
Thăm khám sức khỏe định kỳ là rất cần thiết để kiểm soát lượng cholesterol
Trên đây là cac cách đơn giản giúp bạn kiểm soát tốt lượng cholesterol trong cơ thể. Kiểm soát lượng cholesterol ở mức hợp lý là bảo vệ sức khỏe của tim mạch, việc này sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ đột quỵ. Lưu ý đây là một quá trình dài và đa khía cạnh, rất cần bạn kiên trì thực hiện. Hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp nào nếu cần để đảm bảo rằng chúng phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.